Bối cảnh và lịch sử Tổ_chức_Minh_bạch_Quốc_tế

Nguyên nhân đưa tới việc thành lập tổ chức là do những kinh nghiệm tiêu cực của nhà sáng lập Peter Eigen với nạn tham nhũng qua những năm dài làm việc cho tổ chức Ngân hàng Thế giới, sau cùng với tư cách là giám đốc của vùng Đông Phi với trụ sở ở Kenya. Eigen nhận thấy nạn tham nhũng là yếu tố quan trọng làm cản trở sự thành công của các chương trình phát triển ở đây. Ông tin tưởng rằng các chương trình giúp đỡ phát triển sẽ không thực hiện được hiệu quả, nếu các cơ cấu tham nhũng giữa các nước giàu và các nước nghèo, cũng như trong các nước không bị ngăn chận cũng như không được minh bạch hóa.[2] Khi ông bắt đầu bài trừ tham nhũng với chức vụ của mình, thì lại bị các người đứng đầu cơ quan cảnh cáo. Ngân hàng Thế giới cho ông biết, bất cứ hoạt động chính trị nào và những can thiệp vào nội bộ của một nước đều không được phép.[3]

Từ đó mới sinh ra một ý tưởng là thành lập một tổ chức phi chính phủ độc lập, chỉ với mục đích là bài trừ tham nhũng. Vào tháng 6 năm 1993 Eigen và 10 người đồng chí đã thành lập TI tại Den Haag. Sau đó TI được đăng ký là một hội theo luật Đức vào ngày 5 tháng 10 năm 1993.[4] Ban đầu trụ sở của TI là Borsig-Villa Reiherwerder ở Berlin. Sự thành lập tổ chức TI đã được Hiệp hội hợp tác Kỹ thuật Đức (Deutsche Gesellschaft für Technische Zusammenarbeit) (GTZ) (bây giờ nhập lại thành Deutsche Gesellschaft für Internationale Zusammenarbeit) (GIZ)) giúp đỡ rất nhiều. Giữa năm 1998 và 2008 các cơ sở của TI đã nhận được khoảng 590.000 Euro của GTZ.[5]

Trong lúc thành lập TI, ngoài Eigen còn có những người sau trong ban chấp hành: Hansjörg Elshorst, Joe Githongo, Fritz Heimann, Michael Hershman, Kamal Hossain, Dolores L. Español, George Moody Stuart, Jerry Parfitt, Jeremy Pope und Frank Vogl.[6][7][8] Eigen trở thành chủ tịch và Pope gám đốc điều hành của TI.[8]

Báo cáo mới nhất của Tổ chức Minh bạch thế giới cho thấy 75 trong số 180 quốc gia được họ khảo sát có điểm minh bạch dưới 3/10. Hồi 2008 con số này là 72 quốc gia. Trong thời kỳ phục hồi của kinh tế thế giới, tham nhũng là một trong số ít những mảng hầu như không tiến triển.

Đứng đầu danh sách minh bạch nhất năm nay là New Zealand, với mức điểm được đánh giá là 9,4/10. Đan Mạch đứng thứ hai với 9,3 điểm, không đổi kể từ năm 2008. Còn Mỹ năm nay tụt một bậc, đứng thứ 19 với 7,3 điểm, do khảo sát cho thấy Quốc hội là cơ quan bị ảnh hưởng nặng nhất bởi nạn tham nhũng tại Mỹ.

Tại các quốc gia như Hy Lạp, Ấn Độ, Indonesia, MarocPakistan, khoảng 60% quan chức được khảo sát thừa nhận đã từng gạ gẫm tiền đút lót. Iran, Venezuela nhiều năm liền không thoát ra khỏi nhóm đứng chót. Năm nay, Nga tụt một bậc, trở thành quốc gia minh bạch thứ 147 thế giới.

Ở phía đầu bên kia danh sách, quán quân là Somali, một nước mà nhiều người còn băn khoăn về việc có nên gọi là quốc gia hay không khi mà nội chiến xảy ra liên miên và nền kinh tế phụ thuộc phần lớn vào nghề cướp biển.

Tổ chức minh bạch quốc tế ước tính hàng năm số tiền hối lộ trên toàn cầu có thể đạt 20 đến 40 tỷ USD, dùng để bôi trơn trong các hoạt động đầu tư, kinh doanh hoặc thủ tục hành chính.

Forbes cho biết danh sách các quốc gia tham nhũng nhất thế giới của họ được dựa trên đánh giá minh bạch của Tổ chức Minh bạch Quốc tế, khảo sát của Ngân hàng Thế giới và chỉ số Bertelsmann Transformation của tổ chức Bertelsmann, vốn dùng để đánh giá mức độ phát triển tại 128 quốc gia.Tổ chức Tư vấn Rủi ro Chính trị-Kinh tế (PERC), trụ sở tại Hong Kong, đặt Việt Nam vào vị trí thứ ba trong danh sách các nước tham nhũng nhất châu Á-Thái Bình Dương trong một phúc trình kinh tế mới ra.

Ở vị trí quốc gia tham nhũng nhất là Indonesia, một trong những nền kinh tế đang phát triển mạnh ở châu lục này.

Đứng thứ hai, trước Việt Nam, là Campuchia. Sau Việt Nam là Philippines.

PERC đã xem xét 16 quốc gia châu Á-Thái Bình Dương trên góc độ của nhà đầu tư nước ngoài. Tổ chức này đã tham khảo ý kiến của 2.174 doanh nhân hạng trung và cao cấp làm ăn trong khu vực.

Tổ chức này nhận xét rằng tại Indonesia, tham nhũng lan tràn trên mọi cấp độ và nỗ lực đấu tranh chống tham nhũng của Tổng thống Susilo Bambang Yudhoyono đang bị cản trở khi các thế lực cảm thấy bị đe dọa tìm cách chính trị hóa chủ đề này.

Phúc trình của PERC viết: "Tham nhũng đã trở thành một tội danh mà những kẻ tham nhũng sử dụng để tự vệ và chống lại cải cách. Chính cuộc chiến chống tham nhũng nay lại bị đe dọa làm tham nhũng."

Indonesia bị chấm 9,07 điểm trên 10 trong khảo sát 2010, từ chỗ có 7,69 điểm năm ngoái.

Các nước như Thái Lan, Ấn Độ, Trung QuốcMalaysia cũng bị cho là có mức độ tham nhũng cao.

Trong khi đó Nhật Bản, Hoa Kỳ, Hong Kong, AustraliaSingapore là ít tham nhũng nhất.

Bản phúc trình cũng xem xét ảnh hưởng của nạn tham nhũng lên hệ thống lãnh đạo chính trị và hành chính của các nước và môi trường đầu tư-kinh doanh.

PERC cũng tìm hiểu xem các công ty làm ăn tại các quốc gia khác nhau khi phát hiện ra tham nhũng có thể làm gì để đối phó.

Trong khi đó, cuối năm ngoái Tổ chức Minh bạch Quốc tế (Transparency International) ra báo cáo nói các lãnh đạo Hoa Kỳ và thế giới đều chưa làm đủ để chống tham nhũng trên toàn cầu.

Đưa ra sau một năm nhiều nền kinh tế bị khủng hoảng, báo cáo nhận định rằng "tham nhũng là mối nguy cơ đối với phục hồi kinh tế và là thách thức lớn đối với các quốc gia đang xung đột".

Chính phủ Việt Nam luôn khẳng định chống tham nhũng là một trong các ưu tiên hàng đầu, nhưng cũng thừa nhận cuộc chiến này đang gặp nhiều khó khăn.Ngày 26/10, Tổ chức minh bạch quốc tế (TI) đã công bố chỉ số cảm nhận tham nhũng 2010 (CPI). Việt Nam xếp hạng 166/178 quốc gia và vùng lãnh thổ, với điểm số 2,7/10.

Từ năm 2012, TI đã thay đổi cách tính điểm với thang điểm 100, trong đó 100 là rất trong sạch và 0 là tham nhũng nghiêm trọng.

Kết quả điểm số của Việt Nam năm 2014 là 31/100 và xếp hạng 119/175 quốc gia và vùng lãnh thổ[9], cho thấy tham nhũng vẫn là một vấn đề nghiêm trọng của quốc gia.

Năm 2015, điếm số của Việt Nam là 31/100 và xếp hạng 112/168 quốc gia và vùng lãnh thổ.

Liên quan

Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hợp Quốc Tổ chức Thương mại Thế giới Tổ chức Hàng không Dân dụng Quốc tế Tổ chức và chiến thuật quân sự của quân đội Đế quốc Mông Cổ Tổ chức Quân đội nhân dân Việt Nam Tổ chức của Đảng Cộng sản Việt Nam Tổ chức Y tế Thế giới Tổ Chức SCP Tổ chức Nghiên cứu thiên văn châu Âu tại Nam Bán cầu Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên